Kích thước: Cao 17m
Chất liệu: Mạ đồng
Chế tác: Circle Group
Phát hành: Rồng Vàng Thăng Long - đơn vị duy nhất phát hành vật phẩm
THÔNG ĐIỆP NGÀN NĂM
Năm 1010 Lý Thái Tổ đã quyết định rời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra Thăng Long – Hà Nội. Sau khi ổn định tại Kinh đô mới, khẳng định chủ quyền và công bố về chính sự của nước Đại Việt, năm 1070 nhà Lý cho dựng Văn Miếu là nhà học cho Thái tử, sau đó phát triển thành Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em tầng lớp quý tộc, quan lại.
Nền đại học Việt Nam bắt đầu hình thành từ đó. Nho giáo bắt đầu có địa vị trong xã hội, cùng với sự ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo. Kinh đô Thăng Long đã thực sự trở thành trung tâm chính trị – kinh tế, văn hóa lớn nhất tiêu biểu cho cả nước – Kỉ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam được mở ra từ đây. Dấu ấn Thăng Long còn được lưu trữ ở nhiều công trình kiến trúc đặc sắc: đền Đồng Cổ (1028), chùa Diên Hựu – Một Cột (1049), tháp Báo Thiên (1057)…
Năm 2002 Viện Khảo cổ học tổ chức cuộc khai quật khảo cổ tại vị trí dự kiến xây dựng nhà Quốc Hội, đây là cuộc khai quật có quy mô lớn nhất Đông Nam Á đã phát lộ ra một phức hệ di tích – di vật rất phong phú đa dạng mang bề dày lịch sử – văn hóa dài lâu và có các tầng văn hóa chồng xếp, nối tiếp nhau một cách liên tục để từ đó có thể dựng lại một chiều dài lịch sử liên tục qua nhiều triều đại của Thăng Long – Hà Nội.
Những di tích và di vật kiến trúc, vật dụng cung đình, đồ đất nung, đồ gốm sứ… tìm được tại khu vực khai quật chứng tỏ nghệ thuật thời Lý đã đạt đến đỉnh cao của sự tinh mỹ và quy phạm. Hàng triệu hiện vật (một con số khổng lồ) đã nói lên được nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa nghệ thuật, các nghề thủ công…
Vô vàn hiện vật sau khi phát lộ đã chứng minh rõ sự hưng thịnh của một triều đại, hoa văn lưu trên các loại ngói sử dụng trong kiến trúc là những tư liệu giá trị, độc đáo và chân thực. Căn cứ vào di vật để lại, đặc biệt là hình tượng Rồng cho thấy:
Rồng biểu tượng cho sự cao quý,
Rồng biểu tượng cho sức sống vĩnh hằng,
Rồng biểu tượng cho sức mạnh của vũ trụ.
Rồng – hình tượng linh thiêng cho chúng ta tưởng nhớ tới nguồn gốc của mình, là nòi giống Tiên Rồng, thể hiện khát khao mãnh liệt cho công cuộc kiến tạo và phát triển quốc gia thịnh vượng phồn vinh, lưu giữ và tôn vinh trí tuệ từ tổ tiên truyền tới hiện tại, tiếp bước phát huy vì một dân tộc cường thịnh trường tồn.
Rồng thời Lý không chỉ mang ý nghĩa về mặt chính trị – Biểu trưng cho quyền lực mà hình tượng Rồng thời Lý có sự độc đáo riêng không lẫn với bất cứ hình tượng Rồng nào trong các triều đại sau này, thậm trí có một sự độc đáo duy nhất trên thế giới.
Triều đại Lý đã để lại nhân loại một kho tàng đồ sộ về văn hóa, một thông điệp ngàn năm về quá trình dựng nước và giữ nước, một hệ phả tư tưởng về Phật giáo và một tài sản vô giá về vật thể và phi vật thể.
“Vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 tại Braxin, tức 6h30 ngày 01/08/2010 theo giờ Hà Nội, Ủy ban Di sản Thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Thế giới.”