Đối với người Việt, Hổ là loài vật linh thiêng, được tôn thờ, sùng bái và gọi một cách trân trọng là “Ông”, “Ngài”, “Cậu”, “Chúa”, trở thành linh vật được thờ cúng ở rất nhiều điện, đền, phủ… trong tín ngưỡng dân gian.
Trong tự nhiên, Hổ thuộc nhóm loài dũng mãnh, can trường, hiên ngang nên đã trở thành biểu tượng của sự hùng cường, có sức mạnh vô song. Hổ có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi có ý nghĩa nhất định về mặt văn hóa, tâm linh. Trong chữ Hán, chữ “Hổ” (唬) bao gồm bộ khẩu đứng trước chữ “Hổ” có nghĩa dọa, hù, làm cho sợ. Nhắc đến Hổ, người ta dễ tưởng tượng ra loài thú dữ ăn thịt sống lớn thứ 3, chỉ sau gấu trắng, gấu nâu. Con người, muông thú chỉ cần nghe thấy tiếng gầm của Hổ đã hồn bay phách lạc. Bên cạnh cách gọi phổ biến đó, Hổ còn có rất nhiều danh xưng như: Cọp, Hùm, Kễnh, Khái, Hạm, Chúa sơn lâm, Mãnh chúa rừng xanh, chúa tể rừng xanh, ông Cả cọp, ông Ba mươi, ông ba bị…
Vật phẩm điêu khắc sử dụng cho trang trí: bàn làm việc, bàn trà, taplo xe ô tô,…