Bộ Tác Phẩm : Gồm Tượng Quan Âm Tống Tử và hai thị giả hai bên : Tiên Đồng Ngọc Nữ
Kích thước: Rộng 19cm x Dày 19cm x Cao 28cm và đôi Tiên Đồng – Ngọc Nữ cao 10cm
Chất liệu: Đồng
Chế tác: Circle Group
Phát hành: Rồng Vàng Thăng Long
Tượng Quan Âm Tống Tử Tác phẩm người Mẹ (ẩn ý là Quan Âm Tống Tử) đang tọa trên một bệ đá có hình dáng như một chiếc ngai, mặt tròn đầy trái xoan, dáng đầu nghiêng xoay nhẹ (rất tự nhiên) cổ ba ngấn, mặc áo choàng thụng (trang phục mang phong cách tượng thế kỉ 18), tay trái đang đỡ ngực một tiểu đồng (bé trai), tay phải đỡ phía dưới chân tiểu đồng, chân trái nâng lên cao thuận theo chiều đưa của tay trái và chân phải dựng vuông góc tạo thành dáng tọa (ngồi). Tuân theo phong cách tạc tượng tứ diện, bốn phía đều thể hiện chi tiết cầu kì tinh xảo, phía sau tượng là một chú vẹt đậu trên cành cây, dưới cành cây là một cuổn kinh đặt trên mặt đá. Tượng an tọa trên một phiến đá, phía dưới (mặt trước) là hình ảnh của lá sen, hoa sen đang thời kì khai mở.
Hình tướng Quan Âm Tống Tử luôn đi cùng hai nhân vật là Tiên Đồng Ngọc Nữ – hai thị giả của Quan Âm, đồng thời biểu hiện rõ sự ước nguyện của dân chúng cầu mong hạ sinh được cả Trai lẫn Gái ( thể hiện sự cân bằng về âm dương)
Với kích thước rất nhỏ 28cm (hình tướng Quan âm) và 10cm (đối với đôi Tiên Đồng – Ngọc Nữ) Circlegroup chú trọng nêu bật đường nét đặc trưng của người Việt (mặt tròn đầy, mắt hai mí, sống mũi cao, cằm tròn, cổ 3 ngấn…) nét mặt hiền từ nhân hậu, dịu dàng, đường nét chạm khắc mềm mại, thế ngồi an nhiên dân dã. Bố cục tam giác cân của bộ tượng với Quan âm ở giữa, hai thị giả hai bên, tư thế ôm đứa bé tạo cảm giác lệch nên để cân bằng, phía sau ẩn hiện hình tượng con vẹt và cuốn kinh – tạo nên sự cân đối hài hòa
Theo Âm lịch – một năm có 3 ngày vía Quan Âm. Ba ngày này, mọi Phật tử đều thành tâm hướng về Quan Thế Âm Bồ Tát để cúng kiến, làm việc thiện và cầu phúc.