Call : 0913043839
Kinnari gốm

Chất liệu: Gốm nặng lửa phủ men
Kích thước: Đang cập nhật
Chế tác: Circle Group
Phát hành: Rồng Vàng Thăng Long

Chim thần Kinnari đầu người mình chim trong thần thoại Ấn Độ là những ca sĩ, nhạc công thiên thần múa hát trên thiên đình, phục vụ cho thần Indra – thần sấm sét, vị Thiên hoàng trong thần thoại Ấn Độ gần với mặt trời và trung tâm vũ trụ. Khi thể hiện Nam thần, có tên gọi là Kinnara; Nữ thần gọi là Kinnari. Loại hình này thường được người Chăm dùng trang trí thành băng trên diềm mái tháp.

Có ý kiến cho rằng, biểu tượng chim thần Kinnari của người Chăm được lấy từ mô típ chim thần Garuda trong thần thoại Ấn Độ. Trong sự giao thoa tiếp biến giữa các nền văn hóa, hình tượng Kinnari đầu người mình chim được thể hiện trong các ngôi đền, chùa của các nước Đông Nam Á như đài Patuxay, Khải Hoàn Môn ở thủ đô Viêng Chăn (Lào); trong các ngôi chùa Việt từ thời Lý đến thời Mạc… Có thể gặp ở những dạng tượng Kinnari ở chùa Thái Lạc, chùa Phật Tích, chùa Long Đọi…

Bức phù điêu ở chùa Long Đọi thể hiện hình tượng Kinnari có bộ mặt giống con người hiện thực, thể hiện sự trầm tư, vẻ đẹp dịu dàng nhưng lại rất rạng rỡ, phảng phất hình bóng của người Chăm với chiếc khăn quấn đầu rủ từ thái dương xuống vai, phía sau có đôi cánh như cánh chim, hai tay đưa ra phía trước, một tay giơ lên cao, một tay giơ thấp, thân hình uốn lượn mềm mại trong tư thế đang múa, xung quanh là những đám mây, tạo cho người xem một cảm giác lung linh huyền ảo.

Tượng Kinnari ở chùa Phật Tích, bằng đá, cao 40cm, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cũng là hình tượng đầu người mình chim. Kinnari đội mũ, khuôn mặt bầu bĩnh, thân hình và đôi tay người, đôi chân chim có móng vuốt sắc nhọn; phía sau Kinnari có đôi cánh giang rộng, toàn thân ưỡn về phía trước trong tư thế đang bay và hai tay ôm trống trông rất sinh động, đây là một tiêu bản đẹp còn tương đối nguyên vẹn, họa tiết trang trí tỉ mỉ, sắc sảo.

Sản phẩm liên quan
challenges-icon
icons8-exercise-96
chat-active-icon
chat-active-icon